Thương hiệu
Từ các nhà thiết kế
Cửa hàng thiết kế
Sản phẩm của Ranus
Tự thiết kế
Tạo sản phẩm cho chính bạn
0

NHỮNG KỸ THUẬT IN ÁO THUN ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY

 

Những chiếc áo thun in hình đã quá quen thuộc đối với chúng ta nhưng rất ít người có thể phân biệt được những hình in ấy đã thật sự chất lượng hay chưa? Để cho ra một chiếc áo thun in hình chất lượng cao phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật in áo. Vì vậy Ranus sẽ giúp bạn khám phá những kỹ thuật in áo thun được ưa chuộng nhất hiện nay nhé.

1. Kỹ thuật in lụa ( Screen printing/Skillscreen)

Đây là kỹ thuật in rất phổ biến và đang được các local brand ưa chuộng. Có thể hiểu in lụa là một kỹ thuật in ấn có sử dụng khuôn in. Khuôn này dùng để định vị hình in sau đó sẽ có thanh gạt để tán đều mực in lên bề mặt thông qua tấm lưới in. Dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in (một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất cyhuyên dùng để tạo hình in) và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ.

Kỹ thuật in lụa hiện nay có thể thao tác thủ công, tự động, hay bán tự động. Tuy nhiên, tất cả đều phải có đủ các yếu tố thành phần sau:

  • Vật liệu cần in: là những vật liệu mà bạn cần in hình lên đó, ví dụ như giấy, vải thun, thủy tinh, kim loại, vật liệu da,…
  • Khuôn in: là một cái khung in bằng gỗ có hình chữ nhật hoặc vuông (tùy theo kích thước vật liệu cần in) dùng để định vị lưới in. Là nơi chứa mực in và cho mực in đi qua, thẩm thấu lên bề mặt vật liệu cần in.
  • Phần Lưới in sẽ làm bằng chất liệu tơ lụa hoặc chất liệu bất kỳ, tuy nhiên, nó sẽ có 2 phần rõ ràng: Phần cho mực in đi qua (phần tử in) và phần được bịt kín không cho mực in đi qua (phần tử không in).
  • Mực in: là chất liệu in (có độ dẻo, sền sệt, chứ không phải lỏng như các loại mực khác) để in lên vật liệu cần in. Thường mực in (hay chất liệu in) sẽ được sản xuất theo từng màu cơ bản và để riêng từng hộp, sau có các thợ in lụa, họ sẽ trộn hỗn hợp tỉ lệ nhất định giữa màu này và màu kia để tạo ra 1 tông màu theo ý muốn.
  • Thanh gạt: thanh gạt thường làm bằng chất liệu bằng gỗ, có nhiều kích thước dài ngắn khác nhau (tùy vào kích thước khuôn in), dùng để gạt đều mực in cho nó thấm qua lớp lưới in để thẩm thấu vào bề mặt vật liệu cần in.
  • Bàn in: là nơi để đặt và cố định vật liệu cần in, thường bề mặt bàn in sẽ được tráng một dung dịch keo đặc biệt để vật liệu in không bị dịch chuyển.

in lụa ngon, bổ rẻ

In lụa ngon, bổ, rẻ

  • Ưu điểm: Phù hợp cho các đơn hàng lớn, chất lượng hình in tốt, khuôn in có thể được sử dụng lại, tiết kiệm thời gian, tương thích với hầu hết các loại vải. Giá thành rẻ
  • Nhược điểm: yêu cầu không gian tương đối lớn, không có bụi để đảm bảo lưới in được bảo quản tốt, người công nhân cần phải thực hành nhiều để thành thạo, không phù hợp với các thiết kế phức tạp, nhiều màu sắc vì phải tạo ra rất nhiều khuôn

2. Kỹ thuật in DTG - In kỹ thuật số (Inkjet printing)

Đây là kỹ thuật hiện đại, in trực tiếp lên bề mặt vải. Là phương pháp in mới, nó xuất hiện lần đầu vào đầu thập niên 2000 và nhanh chóng phổ biến ra toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Tại Việt Nam, in phun trực tiếp đã nhanh chóng phát triển và cạnh tranh trực tiếp với in lụa / in lưới (screen printing), một trong những phương pháp in vải chất lượng nhất tại Việt Nam.

Quy trình hoạt động của phương pháp in kỹ thuật số dựa trên sự tự động hóa của máy móc, hình ảnh cần in trên máy tính sẽ được nạp vào máy in kỹ thuật số, sau đó máy móc sẽ phân tích dữ liệu và tự động pha màu in ra sản phẩm ngay lập tức mà không phải tốn quá nhiều thời gian chờ đợi. Quy trình in DTG gồm 6 công đoạn chính sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị file in và nhập vào máy in DTG
  • Bước 2: Chuẩn bị vật liệu in.

Chuẩn bị các vật liệu vải in, ép nhiệt làm cho bề mặt vải phẳng phiu. Trước đó, cần phải phun chất lỏng trước khi phun mực lên vải. Tiếp theo, chuẩn bị mực in. Sau đó, lắp tất cả vào máy in. 

  • Bước 3: Kiểm tra máy in. 

Trước khi in, cần trải phẳng hoàn toàn sản phẩm trong máy in. Điều này sẽ giúp tránh các khoảng trắng sau khi in do các nếp nhăn gây ra làm hỏng toàn bộ quy trình in.

  • Bước 4: Tiến hành in tự động.

Nếu công tác chuẩn bị được thực hiện đúng yêu cầu và đúng quy trình in, thì quy in trình in tự động sẽ diễn ra một cách tốt đẹp. Nên nhớ, quy trình in không nên thực hiện một cách vội vàng nếu không chất lượng khó đạt như mong muốn.

  • Bước 5: Sấy khô.

Khi máy in cho ra sản phẩm, đợi một khoảng thời gian cho mực in khô hoặc muốn tiết kiệm thời gian có thể đưa sản phẩm in qua máy móc có tác dụng sấy khô. Ngay sau khi in xong, nhẹ nhàng gỡ áo ra khỏi máy in DTG.

  • Bước 6: Kiểm tra và kết thúc quy trình in. 

Kiểm tra chất lượng của hình in và sản phẩm. Nếu tất cả đều tốt thì thi kết thúc quy trình in và sẵn sàng vận chuyển đến tay khách hàng.

in DTG chất lượng cao

In DTG hiện đại, chất lượng cao

  • Ưu điểm: một ưu điểm rất lớn mà chỉ có kỹ thuật in DTG mới cân được đó là có thể in được các thiết kế nhiều màu, phức tạp nhất mà vẫn cho ra được chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó còn có những ưu điểm nổi bật khác như: thời gian in nhanh chóng vì thế phù hợp cho cả đơn hàng lớn và nhỏ, tiết kiệm không gian vì máy in phun rất nhỏ, bản in mềm, không cộm.
  • Nhược điểm: Chi phí đầu tư khá lớn vì giá máy in rất cao, chi phí bảo trì máy cũng khá lớn, giá thành tương đối cao so với các phương pháp in khác, in trên các vật liệu tối màu và khác Cotton sẽ phát sinh thêm chi phí chất xử lý.

3. Kỹ thuật in chuyển nhiệt (thermal transfer printing)

Kỹ thuật in chuyển nhiệt còn được gọi là Dye Sub, in nhuộm, in mực thăng hoa. Đây là kỹ thuật in áo thun được ứng dụng rộng rãi sử dụng mực và giấy in chuyển nhiệt. Hình ảnh được in trên giấy, mực được làm nóng cho đến khi mẫu hoàn toàn bám chắc trên mặt vải áo thun. Bạn sẽ thiết kế hình in và vẽ lên một loại giấy gọi là giấy chuyển nhiệt. Sau đấy bạn sẽ dùng máy in chuyển nhiệt ép hình in từ giấy chuyển nhiệt sang áo thun.

Những lưu ý để in chuyển nhiệt đạt kết quả tốt nhất:

Mặc dù chúng ta có thể in chuyển nhiệt lên nhiều chất liệu, nhưng bản in sẽ hoàn hảo nhất với loại vải 65% cotton hoặc vải polyester. Thành phần vải càng có nhiều polyester, hình in càng sắc nét và bền màu.

  • Màu áo càng sáng thì mức độ chênh lệch màu càng giảm. Màu mực lên sẽ tươi tắn và rõ ràng hơn.
  • Chọn loại giấy in chất lượng; phù hợp với áo sáng màu hoặc áo tối màu.
  • Sử dụng mực in chuyển nhiệt cao cấp chính hãng
  • Sử dụng máy in phun có càng nhiều màu càng tốt.
  • Đặt chế độ Photo hoặc Best Photo để có hình in sắc nét nhất

in chuyển nhiệt, in số lượng ít

In chuyển nhiệt

Ưu điểm: Sản phẩm sau in mềm và không bị cộm hay thô, hình in sẽ không bị bay màu, bể, vỡ hay giảm chất lượng

Nhược điểm: Chỉ in được trên vải Polyester, vải càng ít thành phần polyester thì càng không hiệu quả

4. Kỹ thuật in 3D

Đây là công nghệ in hiện đại không giới hạn số khung hình và màu sắc. In 3D sử dụng phương áp in tràn khuôn “sublimation” mang đến cả thế giới cho chiếc áo thun cá tính, sống động hơn bao giờ hết. 

in 3d sống động

Áo in hình 3d 

Ưu điểm: In được mọi hình ảnh màu sắc, Không giới hạn thiết kế, ực in chìm trong vải không gây cứng áo

Nhược điểm: Không in hình trên vải có thành phần 65-100% cotton.

5. Kỹ thuật in decal

Kỹ thuật in này sử dụng mực màu để in lên một loại nhãn tự dính, có sẵn keo có thể dính dưới tác dụng của áp lực. Nó khác với các loại nhãn khác, nó sử dụng lớp keo dính nhờ làm ướt và khô đi, hoặc nung nóng. Lớp keo của decal được gắn sẵn với decal, nó sẽ dính vào áo nhờ một lực ấn nhẹ.

In decal dễ dàng

In decal

Ưu điểm: Có thể in số lượng ít, phù hợp với mọi loại vải từ tối đến nhạt màu. Hình ảnh mang đến hiệu ứng độc đáo, sắc nét, không bị phai màu.

Nhược điểm: Không in được hình ảnh có nét cắt quá nhỏ. Hình in gây cứng áo, dễ bong tróc. Thời gian sản xuất tương đối lâu, chi phí cao.

6. Kỹ thuật in nổi

In phồng, in nổi là kỹ thuật được pháp triển từ in lụa. Chúng sử dụng khung in được thiết kế dạng lưới và cho mực lọt qua các lỗ ở vị trí cần in. Điểm khác biệt là công nghệ in phồng sử dụng loại hồ màu có độ dẻo tạo độ bổi, dày cho các thiết kế. Hình ảnh được tạo nên sẽ có cảm giác phồng và cao hơn thiết kế in lụa.

in nổi cao cấp

Kỹ thuật in nổi

Ưu điểm: Hình ảnh độc đáo, chất lượng, tạo độ lồi đặc trưng, giúp chiếc áo đẹp và thu hút mọi ánh nhìn.

Nhược điểm: Giá thành cao, thường được ứng dụng cho các sản phẩm cao cấp. Thường được sử dụng sản xuất số lượng áo thun lớn cho các công ty có kinh phí cao.

Tùy vào từng nhu cầu khác nhau mà lựa chọn phương pháp in phù hợp. Hi vọng với những kiến thức về kỹ thuật in mà Ransus chia sẻ ở trên, các bạn có thể áp dụng và phân biệt được các kỹ thuật in để lựa chọn được chiếc áo thun chất lượng cho mình hoặc nếu có dự định kinh doanh thì cũng có thể lựa chọn được phương pháp in áo phù hợp nhất.

Ranus-cách mạng mua sắm thời trang. Hãy ghé Ranus để xem bộ sưu tập áo thun với hình in sáng tạo và chất lượng nhất nhé!

Sản phẩm nổi bật

Bài viết mới

Chưa có bài viết

Sản phẩm nổi bật

Bài viết liên quan

Chưa có bài viết